Góc giải đáp: Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? | Medlatec

Góc giải đáp: Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì vậy mà sự thay đổi của  kinh nguyệt được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là khi kinh ra ít. Đã có không ít chị em có cùng lo lắng rằng kinh nguyệt ra ít có phải mang  thai không? Để giúp chị em trả lời cho thắc mắc này, chuyên gia Sản phụ khoa của MEDLATEC sẽ phân tích trong bài viết dưới đây.


31/10/2022 | Mách nhỏ chị em cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều
08/10/2022 | Góc tư vấn: Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
05/10/2022 | Những cách đơn giản có thể khắc phục hiệu quả hội chứng tiền kinh nguyệt

1. Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề: kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không, hãy cùng điểm qua những triệu chứng báo hiệu có thai điển hình dưới đây:

  • Chậm kinh;

  • Thường xuyên đi tiểu;

  • Ngực trở nên căng tức và nhạy cảm hơn;

  • Cơ thể mệt mỏi;

  • Dấu hiệu ốm nghén (buồn nôn và nôn);

  • Thay đổi khẩu vị, nhạy cảm hơn với mùi hương, thèm đồ chua hoặc thèm đồ ngọt;

  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hoặc dễ bị tủi thân.

Trong những biểu hiện trên thì chậm kinh là triệu chứng thường gặp nhất và là dấu hiệu rõ ràng nhất ngầm báo hiệu một người phụ nữ có thể đang mang thai. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vô kinh là hoàn toàn không có kinh từ trên 3 tháng, khác với tình trạng kinh nguyệt ra ít. Bởi vì khi trứng đã thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử và phát triển thành phôi thai, đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm thời không xảy ra trong suốt thời gian mang thai sau đó.

Nếu mang thai thì nữ giới sẽ bị vô kinh thay vì ra ít kinh nguyệt

Nếu mang thai thì nữ giới sẽ bị vô kinh thay vì ra ít kinh nguyệt

Đôi khi hiện tượng máu âm đạo ra ít khiến nhiều người lầm tưởng đó là kinh nguyệt. Đây có thể là máu báo thai cũng là một tín hiệu của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là do trong quá trình làm tổ, phôi thai sẽ bám vào thành tử cung gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ tại đây dẫn đến chảy máu âm đạo. Máu báo thai xuất hiện là vì thế. 

2. Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Do lý do hình thành khác nhau nên đặc điểm và bản chất của 2 hiện tượng này cũng khác nhau. Để nhận biết đâu là máu báo thai và đâu là máu kỳ kinh, bạn có thể dựa vào những tính chất sau:

  • Đối với những trường hợp có chảy ít máu âm đạo và nữ giới từng quan hệ tình dục cách đó không lâu thì khả năng cao đó là máu báo thai;

  • Thời gian ra máu: máu báo thai có thể chỉ là một đốm nhỏ, nhưng cũng có trường hợp ra máu nhiều và kéo dài từ 1 - 2 ngày;

  • Màu máu báo thai có thể hồng phớt hoặc nâu thay vì đỏ sẫm như máu kinh;

  • Tử cung không có dịch nhầy;

  • Lượng máu báo thai thường chảy ra rất ít, so với máu kinh nguyệt sẽ ít hơn rất nhiều. Đó có thể là vài giọt máu hoặc vệt máu nhỏ dính vào quần lót;

  • Máu báo thai ít khi có mùi, không gây đau rát, không gây ngứa. Nếu dịch âm đạo nóng, gây đau và ngứa thì có thể là triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục;

  • Máu báo thai có thể xuất hiện sau khoảng 14 ngày kể từ khi quan hệ tình dục hoặc thụ tinh nhân tạo.

3. Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng cảnh báo điều gì? 

Kinh nguyệt ra ít ngoại trừ hay bị nhầm sang máu báo thai thì còn là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe của phái nữ. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và thường được phân loại như sau:

- Kinh nguyệt ra ít không phải do vấn đề bệnh lý:  

  • Thói quen sinh hoạt thiếu điều độ, làm việc căng thẳng thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, lo âu. Lịch trình sinh hoạt bị đảo lộn, thiếu ngủ;

  • Tâm trạng thay đổi thất thường cũng là lý do gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể;

  • Mất cân bằng dinh dưỡng do thừa cân, béo phì hoặc ốm yếu, suy dinh dưỡng;

  • Lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc các phương pháp gây biến đổi nội tiết sinh dục.

 Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không thì hãy theo dõi để phân biệt với máu báo thai

 Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không thì hãy theo dõi để phân biệt với máu báo thai

- Kinh nguyệt ra ít xuất phát từ bệnh lý:

  • Người bị thiếu máu do chế độ ăn uống thiếu hụt chất sắt hoặc thiếu máu bắt nguồn từ nguyên nhân di truyền;

  • Một số vấn đề tại buồng trứng: phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang - nguyên nhân dẫn đến kinh thưa;

  • Bệnh lý ở tử cung: viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung hay ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung;

  • Lớp nội mạc tử cung có kết cấu mỏng: đây có thể là do cấu trúc bẩm sinh, các lần mang thai quá gần nhau (dưới 6 tháng) hoặc nạo phá thai nhiều lần.

4. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng kinh nguyệt ra ít? 

- Đối với trường hợp ra ít máu kinh không phải do bệnh lý:

  • Bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng kín cẩn thận, nhất là trong khoảng thời gian chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm “cô bé”;

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc và học tập hợp lý. Nếu bạn có một lịch làm việc căng thẳng, dày đặc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, trong đó có kỳ kinh nguyệt. Vì vậy hãy bố trí những khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý;

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy duy trì trọng lượng cơ thể cân đối và không nên tuyệt đối cắt đi chất béo trong khẩu phần ăn vì sẽ làm thay đổi hàm lượng nội tiết tố sinh dục của cơ thể;

  • Khoảng cách giữa các lần mang thai không nên quá gần nhau để lớp niêm mạc tử cung có thời gian hồi phục đầy đủ sau kỳ sinh nở trước.

- Nếu nguyên nhân kinh nguyệt ra ít là do bệnh lý:

  • Tuân thủ các biện pháp điều trị những bệnh lý đang mắc như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, bệnh  gan  hay bệnh lý tim mạch,...;

  • Nếu đang bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy bổ sung đủ lượng sắt mỗi ngày theo khuyến nghị của chuyên gia y tế;

  • Nên đi thăm khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bất thường. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra thì bạn hãy đi kiểm tra sớm, đồng thời hãy thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và tiêm vacxin phòng HPV khi đủ điều kiện.

Nếu bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt thì nên tránh làm việc căng thẳng 

Nếu bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt thì nên tránh làm việc căng thẳng 

Mong rằng thông qua bài viết trên đây, chị em phụ nữ đã có đáp án cho câu hỏi: kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không. Đôi khi hiện tượng này có thể bị nhầm lẫn với máu báo thai, hay xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc nguyên  nhân bắt nguồn từ bệnh lý. Để biết chắc chắn thì bạn cần quan sát, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt một thời gian ngắn, nếu đó không phải là tín hiệu của thai kỳ thì trước tiên hãy cải thiện lối sống tích cực hơn để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời kết hợp với thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch khám về các vấn đề sản phụ khoa, hãy liên hệ đặt lịch ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp